Trong thời đại công nghệ như hiện nay, Quý NĐT sẽ đón nhận rất nhiều
thông tin mỗi ngày. Việc phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin
lên TTCK là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta. Và
chuyên mục Breaking News của The S.U.N Investment sẽ cùng trao
đổi với Quý Nhà đầu tư về các thông tin, sự kiện nóng nhanh chóng trên thị trường
dưới góc nhìn của tôi.
Hy vọng, với chuyên mục này, sẽ cung cấp đến Quý Nhà đầu tư các
thông tin ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất, cần thiết nhất. Từ đó giúp Quý Nhà đầu
tư có thêm góc nhìn về các sự kiện, và xa hơn đó là sự tích lũy kiến thức trong
hành trình đầu tư của chúng ta.
----------------------------------------------------------------------------------------
Nhìn về con số vĩ mô tháng 11 năm 2023
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 11/2023 tăng 0.25% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước
tăng 3.45%. Bình quân 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22%
so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,27%.
Một số thông tin kinh tế - xã hội tháng 11 năm 2023
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (RSI) ước đạt 552,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và
tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) - đại diện cho phía cung, với số
liệu tháng 11 cho thấy hoạt động sản xuất có mức tăng tốt – điều này cho thấy
biện pháp hỗ trợ thanh khoản và giảm lãi suất từ SBV đã bắt đầu có tác động lớn
hơn. Đáng chú ý là theo đồ thị, có thể thấy mức tăng đang “dần mạnh
lên” kể từ tháng 9, như vậy hoạt động kinh doanh rất tốt giai
đoạn cuối năm => “tiền đã chạy tốt hơn trước”.
Chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
(RSI) - đại diện cho phía cầu, tăng mạnh so với tháng trước, tính chung 11
tháng là 9.6%, mức tăng này vẫn thấp hơn so với
trung bình trước đại dịch. Tuy nhiên, nếu nhìn đồ thị có thể thấy độ dốc là rất
lớn, cho thấy sức mua của nền
kinh tế đã có những sự tăng trưởng tốt hơn.
Như vậy, với
các số liệu của tháng 11, các con số thể hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ của
NHNN đã bắt đầu “ngấm” vào nền kinh tế, sự tăng trưởng đã tốt
hơn, sự nỗ lực của Chính phủ đang dần có kết quả tích cực vào cuối năm. Tuy
niên, mức tăng này vẫn còn thấp nếu so với trước đại dịch, nên có thể hiểu rằng chu kỳ kinh tế
đang ở giai đoạn PHỤC HỒI sau quá trình suy thoái. Điều này sẽ làm cơ
sở cho tín dụng giai đoạn cuối năm:
- Vĩ mô tốt hơn -> tạo cơ sở
cho NHNN tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.
- Lãi suất tiếp tục duy trì ở mức
thấp => tiếp tục định hướng dòng tiền từ tiết kiệm sang đầu tư.
- Hoạt động doanh nghiệp tốt hơn
=> Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tăng lên, thúc đẩy dòng tiền “chạy” vào
nền kinh tế.
0 Comments:
Đăng nhận xét