2 tháng với mức giảm hơn 18% của VNIndex, một khoản thời
gian ngắn nhưng nhiêu đó cũng đủ để tạo nên một tâm lý chán nản, mất niềm tin của
chúng ta. Việc đầu tư nhưng không có nguyên tắc, cũng như quản trị cảm xúc là
thế: mệt mỏi chứ không có sung sướng như chúng ta vẫn nghĩ.
VNIndex có phiên tăng điểm mạnh mẽ, xác nhận việc hình thành
đáy cho chu kỳ tăng giá mới. Nhưng với “vết sẹo” mà chúng ta có được sau nhịp
giảm, liệu rằng có nên tin vào thị trường một lần nữa? Chúng ta nên làm gì bây
giờ? Tôi gửi đến NĐT bài viết: “Uống gì trong cuộc vui” tiếp theo của
VNIndex?
-------------------------------------------------
I. Ngày bùng nổ
theo đà xuất hiện – Xác nhận nhịp tăng giá mới
Ngày bùng nổ theo đà (Follow – Through Day) – là một công cụ đơn giản, dễ hiểu với những
con số thống kê rõ ràng, cụ thể và dễ tiếp cận với phần lớn các NĐT. Khái niệm
này không phải mới, chúng ta có thể bắt gặp FTD trên mạng xã hội rất nhiều, và
đây cũng là một tín hiệu xác nhận đáy với tỷ lệ thành công cao.
Với xác suất thành công cao tại TTCK Việt Nam, NĐT có thể kiểm tra
tại các ngày hình thành đáy mới như: 25/11/2022, 03/082020, 03/04/2020. Theo
như bảng đánh giá trên, tôi
xác nhận việc Ngày bùng nổ theo đà xuất hiện vào ngày 08/11/2023 => Từ đây
chính thức xác nhận việc hình thành đáy sau 2 tháng giảm điểm bởi những lo ngại
về vĩ mô, mở ra 1 chu kỳ tăng giá mới cho NĐT tìm kiếm cơ hội tích lũy cổ phiếu.
Việc thừa nhận Ngày bùng nổ theo đà sẽ gặp rất
nhiều khó khăn, bởi thị trường bật tăng mạnh trong nghi ngờ. Đồng thời hành động
của chúng ta luôn bị chi phối bởi lý trí và tâm lý. Và đôi khi, tâm lý – hay
nói cách khác là nỗi sợ mà chúng ta đã trải qua, nó lấn át đi phần lý trí mà
mình cần phải có trong thị trường này. Việc xác định rõ các tiêu chí cần thiết
xác nhận đáy là quan trọng và Ngày bùng nổ theo đà đang giúp chúng ta giữ lại
phần lý trí đó. Quý NĐT cần phải tự tin và lên chiến lược giải ngân trở lại ở
thời điểm này.
II. Việc cần phải
làm bây giờ
Như ở bài viết gần nhất tôi có
lưu ý NĐT về vấn đề thanh khoản, DÒNG TIỀN
trên thị trường thì sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố vĩ mô, chính sách tiền tệ
của NHNN. Việc thị trường có Ngày bùng nổ theo đà giúp xác nhận chu kỳ tăng giá
mới được hình thành, không đồng nghĩa với việc DÒNG TIỀN sẽ tăng mạnh để dẫn đến
nhịp tăng mạnh mẽ.
Chính vì vậy, FTD chỉ giúp chúng
ta tăng tỷ lệ thành công trong việc xác nhận đáy chu kỳ, còn chiến lược giao dịch
vẫn tuân thủ trong điều kiện thị trường thanh khoản thấp, phải có nguyên tắc và
kỷ luật.
1. Tránh bẫy tâm lý FOMO:
Khi Ngày bùng nổ
theo đà, kèm theo đó là cảm giác về một cú tăng mạnh mẽ, rất dễ dẫn đến hiệu ứng
FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ), điều này sẽ khiến chúng ta giải ngân không có kiểm
soát và không có kế hoạch.
Để không bị bẫy tâm lý này, NĐT cần bình tĩnh hơn, và xác định được
rằng: “Khi thị trường tạo đáy, chúng ta có nhiều hơn 1 cơ hội để tìm kiếm lợi
nhuận”. Khi liên tục nhắc chính mình điều này, chúng ta sẽ có những hành động kỹ
càng hơn trong việc giải ngân của mình.
2. Xem xét lại danh mục:
Thị trường bùng nổ, nhiều cổ phiếu cũng tăng trở lại. Tuy nhiên,
sau mỗi chu kỳ thị trường, các cổ phiếu dẫn dắt sẽ thay đổi, cũng như các cổ
phiếu thực sự khỏe và cơ bản tốt, kỳ vọng cao về sự tăng trưởng sẽ thu hút dòng
tiền mạnh mẽ hơn. Chình vì vậy, chúng ta cầ rà soát lại danh mục cổ phiếu của
mình, đánh giá lại tình hình các cổ phiếu mà mình đang nắm giữ.
Những cổ phiếu nào thể hiện yếu hơn trong đợt phục hồi lần này
-> chứng tỏ đây là những cổ phiếu yếu ớt cần phải loại bỏ, vì chỉ có loại bỏ
những cái cũ không tốt, mới có thể tạo ra cơ hội đón chờ những cái tốt.
“Hãy học hỏi từ sai lầm và
thất bại” – Jack Ma
Đồng thời, xem xét lại danh mục sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được những
sai lầm, những vi phạm mà mình đã mắc phải trong chu kỳ tăng giá trước đây. Từ
đó sẽ giúp chúng ta có kinh nghiệm và nhắc nhở mình tuân thủ kỷ luật đầu tư.
3. Xác định nhóm ngành mục tiêu
Khi chúng ta xác định bối cảnh thị trường thanh khoản thấp, sẽ khó có những đợt tăng mạnh mẽ, lúc này chúng ta sẽ hiểu rằng sự Fomo thực sự chỉ diễn ra ở những phiên tăng điểm đầu tiên. Vì lúc đó, tâm lý của NĐT trên thị trường sẽ hỗn loạn nên sự bùng nổ các phiên đầu tiên sẽ sớm kết thúc, và thay vào đó là sự phân hóa của dòng tiền vào các nhóm ngành có triển vọng hơn.
Theo báo cáo KQKD Quý 3/2023 của SSI
Research, nếu khắt khe trong việc chọn lọc nhóm ngành, chúng ta sẽ thấy không
có quá nhiều nhóm ngành nổi bật để đầu tư đoạn này. Theo đó có 4 nhóm ngành mà
tôi nghĩ là “ứng cử viên sáng giá” để chúng ta tập trung trong 2 tháng cuối
năm:
1. Nhóm ngành Tài nguyên Cơ bản: cụ thể ở đây là nhóm Thép, với mức nền lợi nhuận thấp của năm
2022, đã tạo sự tăng trưởng mạnh của giai đoạn cuối năm 2023. Đồng thời, với
KQKD Quý 3/2023, chúng ta có thể thấy sự cải thiện về lợi nhuận cũng như về hiệu
quả kinh doanh thông qua biên lợi nhuận gộp đang tăng lên, từ đó tạo cơ sở tăng
giá cho cổ phiếu.
2. Nhóm Dịch vụ tài chính: cụ thể là nhóm Chứng khoán – nhóm ngành nhạy cảm với thị trường.
Đây cũng là nhóm tăng trưởng mạnh với mức nền thấp của năm 2022, việc TTCK liên
tục tốt hơn và kỳ vọng hệ thống KRX sẽ được vận hành cuối năm, sẽ là triển vọng
tăng giá cho nhóm này.
3. Nhóm ngành Bất động sản: dù không nằm trong top nhóm ngành tăng trưởng mạnh, nhưng xét về
tính chu kỳ của điểm rơi lợi nhuận thì Bất động sản vẫn là nhóm có tiềm năng tới
cuối năm. Đây cũng là nhóm ngành thu hút NĐT quan tâm nhiều nên tính đầu cơ cao,
sẽ rất phù hợp cho NĐT Trading T+.
4. Nhóm ngành Dầu khí: nhóm ngành có sự tăng trưởng vượt bậc về lợi nhuận khi so với
cùng kỳ năm ngoái, những con số này thể hiện những lợi thế của nhóm ngành mang
lại, khi mà đại dự án Lô B- Ô Môn đang là kỳ vọng tiếp theo của NĐT.
Trên đây là góc nhìn thị trường, với sự
xuất hiện của Ngày bùng nổ theo đà - xác nhận chu kỳ tăng giá mới. Đồng thời
cũng là những hành động cụ thể mà NĐT cần phải làm, những nhóm ngành triển vọng,
hy vọng bản tin sẽ mang lại những thêm cảm hứng sau giai đoạn điều chỉnh vừa
qua và giúp NĐT biết mình phải làm gì giữa vô vàng bản tin khuyến nghị ngoài
kia.
0 Comments:
Đăng nhận xét