Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Dòng tiền – Yếu tố quan trọng của Thị trường chứng khoán (Kỳ 2)


TTCK Việt Nam đang trải qua những giai đoạn “tồi tệ” nhất trong suốt 3 năm qua. Chỉ số rơi thẳng thủng mốc 1.000 điểm và các thông tin tiêu cực vẫn đang tiếp tục được xuất hiện hàng ngày. Em nhận thấy nhiều NĐT đang rất chán nản và chưa tìm được hướng đi tiếp theo, cũng như chưa tìm được cái nguyên nhân gốc rễ của sự vận động trên TTCK – điều này sẽ làm cho NĐT chúng ta sẽ có những “biến động cảm xúc” rất mạnh từ ngày qua ngày.

Trở lại bài viết Dòng tiền – Yếu tố quan trọng của Thị trường chứng khoán (Kỳ 1) trong chuỗi bài viết của em năm 2021. Chúng ta đều nhận thấy được rằng hoạt động của TTCK đều dựa vào 1 yếu tố duy nhất, đó là Dòng tiền. Mọi phân tích, đánh giá vĩ mô, các cong số thông kê đều nên xoay quanh vấn đề này.

Thật ra chính em cũng không muốn viết bài này trong bối cảnh thị trường hiện tại, tuy nhiên với những con số thống kê được từ dữ liệu của Quý 3/2022. Em xin cập nhật đến NĐT qua bài viết tiếp theo: Dòng tiền – Yếu tố quan trọng của Thị trường chứng khoán (Kỳ 2).

I. Thống kê dòng tiền qua số liệu Quý 3/2022.

II. Các yêu tố ảnh hưởng lên dòng tiền.

III. Kết luận.

-----------------------------------------------------------------------------

I. Thống kê dòng tiền qua số liệu Quý 3/2022

Để tránh bài viết quá dài, em không giải thích vì sao chúng ta lại quan tâm đến dòng tiền. NĐT có thể đọc lại Dòng tiền – Yếu tố quan trọng của Thị trường chứng khoán (Kỳ 1).

Trở lại bài viết lần này, em xin nhắc lại 1 ý trong bài viết trước đó là phân loại Dòng tiền mặt (tiền tươi) và Dòng tiền margin, cũng như tính tương quan của nó với sự vận động của VNIndex như hình dưới:

Vậy, với báo cáo số liệu Quý 3/2022, thì dòng tiền thay đổi như thế nào?

Theo số liệu từ FiinTrade, BCTC Q3/2022 của 55 CTCK cho thấy dư nợ cho vay margin tại thời điểm 30/9/2022 đạt hơn 152,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1 nghìn tỷ (tương đương +10,9%) so với thời điểm cuối tháng 6/2022.

Đó là về dư nợ margin, còn về GTGD của thị trường thì giảm hơn so với quý trước, cụ thể ở Quý 2/2022 GTGD trung bình của thị trường đạt quanh 20.525 tỷ đồng mỗi ngày. Trong khi Quý 3/2022, GTGD đã giảm gần một nửa khi chỉ giao động trung bình từ 10.000 – 12.000 tỷ đồng mỗi ngày.

GTGD ở đây có thể là đại diện cho hoạt động của dòng tiền. Vậy khi cũng so sánh 2 yếu tố này ở bảng trên, chúng ta có thể thấy: Dòng tiền Giảm trong khi Dòng tiền margin Tăng => Đây là một tín hiệu không tốt cho thanh khoản trên thị trường.

Dựa vào các con số trên, có thể thấy dòng tiền trên TTCK đang rất căng cứng vì margin. Thể hiện nếu có hiện tượng giải chấp (ép bán) thì hiệu ứng domino vẫn còn tiếp diễn trong các phiên tới. Tuy nhiên, bất kỳ 1 hiện tượng nào cũng có tác động 2 mặt tiêu cực và tích cực, chính vì vậy, việc bây giờ chúng ta cần chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất và nhận diện cơ hội xuất hiện trong các phiên tới.

II. Các yêu tố ảnh hưởng lên dòng tiền

1. Lãi suất tăng

Sau 9 tháng xoay sở bằng nhiều nguồn lực để giữ lãi suất điều hành, ngày 23/09 NHNN đã tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm %. Mức điều chỉnh 1 điểm % này đã làm cho lãi suất huy động bật tăng mạnh tại các NH.

Chúng ta đều biết lý do cho việc tăng lãi suất của NHNN, trước áp lực về lạm phát và sự mất giá của VND, thì việc tăng lãi suất là tất yếu. Cùng với đó, việc tăng lãi suất các rất nhiều tác động lên xu hướng dòng tiền của nền kinh tế, khi đó xu hướng của NĐT sẽ gửi tiền vào các NH để hưởng mức lãi suất hấp dẫn. Ngoài ra, việc tăng lãi suất huy động sẽ làm tăng lãi suất cho vay, từ đó cũng ảnh hưởng lên hoạt động của các doanh nghiệp.

2. Đáo hạn trái phiếu

Nghị định 65/NĐ-CP/2022 về Trái phiếu doanh nghiệp, với khuôn khổ pháp lý mới, bước đầu sẽ tạo ra những căng thẳng về mặt pháp lý liên quan đến các tổ chức phát hành. Điều này làm ảnh hưởng lên dòng tiền của các doanh nghiệp huy động qua trái phiếu, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có những khoản trái phiếu đáo hạn đến cuối năm, không thể phát hành thêm mà buộc phải huy động lượng lớn tiền để mua lại.

Cùng với đó là những vụ sai phạm về trái phiếu của THM và VTP, là những viên gạch đầu tiên bị đổ. Cũng là hồi chuông cảnh báo cho những doanh nghiệp nào có những sai phạm trước đây, và đây cũng là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng lên dòng tiền của thị trường.

3. Các kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn khác

Sự rớt giá mạnh của TTCK không những làm cho NĐT đang ở thị trường bị thua lỗ, mà sẽ còn ảnh hưởng tâm lý lên những NĐT đang có dòng tiền đang đứng ngoài. Với sự mất giá của VND, cũng như nhiều biến động về các sai phạm của các tập đoàn lớn, NĐT sẽ có những thận trọng và lựa chọn những kênh đầu tư hấp dẫn và ổn định hơn như gửi tiết kiệm, các sản phẩm tiền gửi, hoặc là lướt sóng USD khi xu hướng USD mạnh lên,… các yếu tổ này sẽ làm ảnh hưởng lớn lên dòng tiền vào TTCK.

Ngoài các yếu tố trên, sẽ còn nhiều yếu tố khác tác động lên sự dịch chuyển xu hướng dòng tiền. Nhưng tựu chung lại, một kết quả là dòng tiền ngắn hạn đang không vào vào thị trường mặc dù mức định giá đã hấp dẫn. Điều này sẽ vừa là tiêu cực nhưng cũng sẽ mở ra cơ hội cho rất nhiều NĐT đang sẵn sàng đón nhận xu hướng tăng giá sắp tới.

III. Kết luận

Dựa các đánh giá trên, em có thể đưa ra 1 số kết luận nhanh:

1. Tình trạng margin tại các CTCK tăng cao hơn so với quý trước là 1 tín hiệu rủi ro. Việc duy trì tỷ lệ margin cao rất dễ tạo ra hiệu ứng ép bán bất chấp trên thị trường khi các TK sử dụng margin vi phạm tỷ lệ ký quỹ.

2. Cung tiền trên thị trường giảm mạnh nên dù TTCK có về vùng hấp dẫn, thanh khoản trên thị trường vẫn không được cải thiện. Để tránh lạm phát cũng như sự mạnh lên của USD, NHNN đã dùng nhiều biện pháp thặt chặt tiền tệ, từ đó làm giảm Cung tiền trên thị trường.

3. “Tồn đọng” của các sai phạm từ THM, VTP,… sẽ còn kéo dài và sẽ ảnh hưởng lây lan lên nền kinh tế. Các doanh nghiệp cũng sẽ chủ động trong việc đáo hạn trái phiếu và chủ động phòng ngừa rủi ro trước những biến số trong thời gian tới.

Rủi ro xuất hiên, thì cơ hội cũng mở cửa

Liệt kê nhiều điều tiêu cực là thế, tuy nhiên, với quan điểm về TTCK: TTCK là sự kết hợp của những sóng tăng và sóng giảm. Nên việc TTCK giảm giá cũng là một cơ hội lớn cho NĐT đang quan sát với sự chủ động.

Tình trạng giải chấp margin đang diễn ra, việc bán bất chấp từ nghiệp vụ quản trị rủi ro chứ không quan tâm về giá đã làm nhiều CP cũng như định giá thị trường về mức hấp dẫn.

Tính đến ngày 24/10/2022, P/E và P/B của VN-Index đang lần lượt ở mức thấp thứ 3 và mức thấp thứ 5 lịch sử. Và trong ba lần P/E và P/B đạt mức thấp lịch sử, lần lượt vào tháng 2/2009, tháng 1/2016 và tháng 3/2020 thì VNIndex đều có sự phục hồi mạnh mẽ từ đáy lên đến đỉnh tương ứng vào các giai đoạn là:

·         Tăng 150% từ tháng 2/2009 đến tháng 10/2009

·         Tăng 120% từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2018

·         Tăng 130% từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2022

Em nhận thấy mức tăng trưởng ấn tượng trong vòng 6 tháng – 1 năm sau mỗi đợt sụt giảm đều mở ra nhiều cơ hội cho NĐT, và rất hấp dẫn khi so sánh với các kênh đầu tư khác. Điều này có thể thấy sự hấp dẫn của TTCK trong thời điểm giảm mạnh, sẽ mở ra cơ hội đầu tư đáng kể cho NĐT biết nhìn nhận cơ hội thời điểm này.

Đón chờ kỳ tiếp theo: Các đặc điểm báo hiệu VNIndex sẽ hồi phục mạnh.




Related Posts:

0 Comments:

Đăng nhận xét