TTCK Việt Nam biến động nhiều hơn ở 2 tháng gần đây, không
còn những tháng tăng điểm tốt kèm theo “mua gì cũng đúng” nữa. Dòng tiền ở thị
trường vẫn tốt, thể hiện ở những phiên có GTGD cao, tuy nhiên có sự phân hóa rất
rõ ràng, dẫn đến NĐT gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn chổ phiếu.
Sự phân hóa của dòng tiền là có lý do, bởi vì xu hướng của
dòng tiền là tìm đến nơi có thể sinh lời tốt. Chính vì vậy, việc dự đoán sự dịch
chuyển của dòng tiền sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc xây dựng danh mục
hiệu quả cho từng thời điểm. Ở bản tin lần này, tôi xin gửi đến NĐT bài viết về
chu kỳ thị trường, thêm góc nhìn nhận diện xu hướng của dòng tiền: Chu kỳ, chu kỳ, và chu kỳ…
Nội dung bài viết gồm các phần chính:
I. Kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn nào?
II. Thị trường chứng khoán Việt Nam và Chu kỳ kinh
tế
-----------------------------------------------------------------------------
I. Kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn nào?
Một chu kỳ kinh tế điển hình thường có hai pha
chính là hồi phục và suy thoái. Mỗi pha này có thể chia nhỏ thành 2 giai đoạn.
Theo đó, sẽ có tổng cộng 4 giai đoạn nhỏ trong một chu kỳ kinh tế bao gồm: Phục
hồi, Tăng trưởng, Chậm Dần và Suy thoái. Mỗi giai đoạn sẽ có đặc điểm vĩ mô điển
hình, khác nhau như hình dưới:
Đánh giá: theo bảng trên chúng ta có thể nhận diện được Kinh
tế Việt Nam vẫn đang khó
khăn và đang ở cuối chu kỳ suy thoái, dần phục hồi. Kỳ vọng với các
chính sách của Chính phủ kinh tế dự báo sẽ hồi phục dần từ nửa cuối năm, rõ nét
hơn trong năm 2024 do các chính sách cần thời gian thẩm thấu.
Ở giai đoạn này, nếu xét về cảm nhận của NĐT, của chủ doanh nghiệp thì sẽ
thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều cái khó, dòng tiền cũng cạn
kiệt, các hoạt động dịch vụ cũng ở trạng thái “cố gắng cầm chừng” => NĐT sẽ
có 1 góc nhìn tiêu cực, và hầu như không tin vào bất kỳ kênh đầu tư tài sản
nào, từ đó bỏ lỡ nhiều cơ hội.
II. Thị trường chứng khoán Việt Nam và Chu kỳ kinh tế
Việc xác định Kinh tế Việt Nam ở giai đoạn nào chỉ
có ý nghĩa với Chứng khoán khi chúng ta hiểu được mối tương quan giữa 2 yếu tố này.
Theo đó, xét trong mối
tương quan giữa nền tảng cơ bản của nền kinh tế và diễn biến thị trường chứng
khoán thì một điểm đáng lưu ý là chu kỳ của cổ phiếu thường đi trước so với chu
kỳ kinh tế khoảng 6 tháng, theo sơ đồ bên dưới:
Nhận diện nhóm ngành phù hợp
Như đồ thị và phân tích trên, đây là giai đoạn phục
hồi của 3 nhóm ngành chính:
(1) Công nghệ: tăng của đoạn đầu và giữa của thị
trường giá lên, tương ứng giai đoạn đầu phục hồi kinh tế. Lĩnh vực liên quan đến
nghiên cứu, phát triển hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ liên quan đến công
nghệ. Bao gồm các doanh nghiệp xoay quanh việc sản xuất thiết bị điện tử, tạo
ra phần mềm, ứng dụng, máy tính và các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến công nghệ
thông tin (IT services).
Ngành tiêu biểu: Phần mềm, Ứng dụng, Máy tính, Dịch vụ công nghệ,…
(2) Vật liệu cơ bản: đây là những doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh tạo ra các tài sản hữu hình như tòa nhà, nhà xưởng, máy móc,
thiết bị, phương tiện và công cụ sản xuất,…sau đó các ngành nghề, lĩnh vực khác
dùng những thứ này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ khác.
Ngành tiêu biểu: Xây dựng, Vận Tải, Cơ khí, Thiết bị, Công nghiệp đa dụng,...
(3) Công nghiệp: ngành này gồm các doanh nghiệp
tham gia vào quá trình khám phá, phát triển và chế tạo nguyên liệu thô. Lĩnh vực
này bao gồm các công ty chuyên khai thác khoáng sản và luyện kim loại, sản xuất
hóa chất, lâm sản, phân bón, vật liệu xây dựng,… Ngoài ra, bao bì, thủy tinh,
giấy,… kể cả nguồn năng lượng như dầu khí, than đá đôi khi cũng được xem là vật
liệu thô.
Ngành tiêu biểu: Kim loại, Vật liệu cơ bản (gỗ, giấy, đá,..) , Hóa chất, Vật
liệu xây dựng, Sản phẩm dùng để đóng gói (container, bao bì, thùng giấy,…)
Kết luận: Theo góc nhìn chu kỳ của kinh tế, Việt Nam Nam vẫn
đang khó khăn và đang ở cuối chu kỳ suy thoái, dần phục hồi. Còn theo chu kỳ của
TTCK, Việt Nam đã hình thành đáy và đã tăng được 1 nhịp dưới tác động của Chính
sách tiền tệ, và đang ở Thị trường giá lên (tức là uptrend dài hạn). Theo đó,
các nhóm ngành đang quan tâm bây giờ sẽ là: Công nghệ, Xây dựng, Vận tải, Tài
nguyên cơ bản, Hóa chất, Vật liệu xây dựng.
0 Comments:
Đăng nhận xét