Việc thanh khoản duy trì ở mức thấp, đền từ nhiều lý do, NĐT
có thể đọc bài viết trước của em. Tuy nhiên, Quý NĐT có bao giờ thắc mắc là
Trong lịch sử đã từng có giai đoạn thanh khoản sụt giảm như vậy hay chưa? Nếu
có thì thị trường sau đó diễn ra như thế nào?....
Bởi vì bản chất của TTCK là những chu kỳ tăng và giảm giá, nên
thanh khoản cũng sẽ khác trong các chu kỳ khác nhau. Chính vì vậy, em sẽ giúp
NĐT xem lại số liệu thông qua bài viết: Bức
tranh nhìn từ Thanh khoản THẤP
I. Thanh khoản thị trường
từng giai đoạn từ 2016 - 2022
II. Kết luận thông qua
các giai đoạn
III. Thanh khoản hiện
tại cho thấy điều gì?
-----------------------------------------------------------------------------
I. Thanh khoản thị trường
từng giai đoạn từ 2016 - 2022
Theo như quá trình lịch sử của TTCK Việt Nam, thì bắt đầu từ năm 2016 thị trường mới có sự phổ biến mạnh, NĐT bắt đầu tham gia nhiều hơn, cũng như có chu kỳ sóng đủ dài để đánh giá thanh khoản của thị trường. Chính vì vậy, dù hơn 20 năm lịch sử hình thành, nhưng em chỉ thống kê thanh khoản trong 7 năm gần nhất từ 2016 đến hiện tại để có đánh giá hợp lý.
Giai đoạn 2016 – 2018
Đầu năm 2016, thời điểm thị trường bắt đầu bước vào 1 chu kỳ sóng tăng mới , thiết lập vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm vào năm 2018. Đây cũng là giai đoạn TTCK Việt Nam có chu kỳ tăng giá dài nhất sau gần 10 năm điều chỉnh và đi ngang sau khủng khoảng 2007 – 2008.
Có thể thấy, giai đoạn từ T12/2015 – T4/2016, thời
gian này là VÙNG ĐÁY của chu kỳ sóng tăng mạnh. NĐT có thể thấy để xác định đáy là cần 1 VÙNG,
chứ không không chỉ 1 2 phiên là xác định được. Thanh khoản ở VÙNG ĐÁY
thời điểm này chỉ giao động trung bình từ 1,9 – 2 nghìn tỷ, một mức giao dịch
rất thấp.
Một năm sau đó, giai đoạn từ T3/2017 – T6/2017, sau một
thời gian tăng trưởng mạnh, thanh khoản tại VNIndex cũng tăng gấp đôi với
trung bình từ 3,9 – 4,2 nghìn tỷ.
Tiếp tục năm sau, giai đoạn T1/2018 – T4/2018, thời kỳ
đỉnh điểm của VNIndex khi thiết lập đỉnh cao mới tại mốc 1.200 điểm, thanh
khoản bấy giờ đã tiếp tục tăng khi trung bình đạt từ 6 – 7 nghìn tỷ.
Giai đoạn 2018 – 2020
Sau khi thiết lập vùng đỉnh lịch sử tại mốc 1.200 điểm vào
T4/2018, VNIndex bước vào chu kỳ giảm giá, sự giảm giá này đến từ nhiều lý do
và khiến TTCK không còn hấp dẫn trong mắt NĐT. Từ đó thanh khoản thị trường
cũng sụt giảm mạnh.
Giai đoạn cuối năm 2018, đầu năm 2019, GTGD trung bình của
thị trường chỉ đạt từ 3 – 4 nghìn tỷ, sụt giảm gần 50% so với thời điểm tạo
đỉnh.
Và GTGD trung bình này tiếp tục duy trì và kéo dài xuyên
suốt năm 2019, khi nhiều sự kiện địa chính trị xuất hiện, chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, hay sự phá giá của đồng Nhân dân tệ,… Có thể thấy, và
NĐT nào đã trải qua giai đoạn này, sẽ biết rằng năm 2019, thị trường chỉ đi
ngang và sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ.
Giai đoạn
2020 – 2022
Giai đoạn này sẽ nhiều NĐT đang đọc bài của em trải qua nhất, và VNIndex cũng có một chu kỳ tăng mạnh nhất trong lịch sử 20 năm. Thời điểm bắt đầu xuất hiện VÙNG ĐÁY là T4/2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, tâm lý hoang mang và khó khăn bao trùm nền kinh tế. Thời điểm bấy giờ, sau giai đoạn sụt giảm mạnh, GTGD trung bình đạt từ 3 – 4 nghìn tỷ.
Sau đó 1 năm, từ T5 – T7/2021, VNIndex đã tăng gấp đôi, lúc
này GTGD cũng bắt đầu tăng mạnh hơn, tăng gấp 3 4 lần so với 2020, trung
bình từ 10 – 15 nghìn tỷ.
Và đỉnh điểm hơn là 1 năm sau đó, Q3 và Q4/2022, thị
trường tạo đỉnh lịch sử mới, đồng thời TTCK được phổ biến và nhiều NĐT tiếp cận
hơn. GTGD trung bình thời điểm này tiếp tục tăng và giao động từ 15 – 25
nghìn tỷ, một con số rất khủng khiếp.
II. Kết luận thông qua
các giai đoạn
Như vậy, em vừa liệt kê ra thanh khoản trung bình của
VNIndex tại từng giai đoạn khác nhau theo chu kỳ tăng/giảm. Thông qua đó, em
tin NĐT chúng ta sẽ có 1 vài đánh giá nhất định từ các giai đoạn này, em cũng
xin đúc kết lại 1 số nhận xét mà em nghĩ rằng nó sẽ giúp ích cho NĐT:
1.
ĐÁY lớn của 1 chu kỳ tăng giá mạnh, sẽ là 1 VÙNG ĐÁY DÀI HẠN, chứ không xuất hiện
trong 1 2 phiên, hoặc 1 2 tuần. Thường sẽ kéo dài từ 2 – 3 tháng tại
một “vùng điểm số hợp lý” với một biên độ nhất định, tích lũy rồi bước vào chu kỳ
tăng giá mới. Chưa có bất kỳ chu kỳ tăng
giá nào mà không được xác định bởi 1 VÙNG ĐÁY DÀI HẠN.
Ngoài ra, để giúp mình xác định được khi nào thoát khoải
vùng đáy dài hạn này, NĐT có thể tham khảo về Ngày bùng nổ theo đà mà em có đề
cập trong chuỗi của mình.
3. Nói xuôi cũng phải nói ngược, mỗi giai đoạn VNIndex tăng
được 1 đoạn, GTGD đều tăng lên => điều này cho thấy, dòng tiền rất quan
trọng, có thể ở vùng đáy thì thanh khoản thấp, nhưng để thị trường tăng giá và
thiết lập đỉnh cao mới, đều không thể thiếu sự gia tăng thanh khoản. Nên NĐT có
thể quan sát, nếu thị trường tăng lên sau 1 vùng đáy được xác nhận, trường hợp thanh khoản vẫn duy
trì mức thấp thì khả năng VNIndex sẽ còn đi ngang (giống năm 2019).
4. Sau
mỗi chu kỳ tăng/giảm giá, về dài hạn, VNIndex luôn luôn tăng và thanh khoản
luôn luôn tăng. Có thể thấy, năm 2016 khi thanh khoản thị trường
từ 1,9 – 2 nghìn tỷ, đạt đỉnh là 6 - 7 nghìn tỷ. Thị trường vào downtrend
năm 2018 và 2019, thanh khoản tuy thấp hơn đỉnh cũ nhưng vẫn duy trì ở mức 3 –
4 nghìn tỷ, cao hơn so với mốc đầu năm 2016 rất nhiều.
Và bước tới năm 2022, thanh khoản tăng lên vùng đỉnh cao
là 20 – 25 nghìn tỷ, sau khi thị trường điều chỉnh và bước vào downtrend
như hiện tại, thanh khoản duy trì ở mức 7 – 10 nghìn tỷ, vẫn cao hơn rất
nhiều so với năm 2018.
III. Thanh khoản hiện tại
cho thấy điều gì?
Có thể NĐT chúng ta đều thấy rằng vĩ mô tiêu cực, sự kiện
kinh tế lớn xảy ra, ngân hàng và BĐS đang trải qua đoạn khủng hoảng, lạm phát
tăng cao,… VNIndex thì đã giảm hơn 30% - làm NĐT đều bi quan, mất niềm tin vào
thị trường. Vậy thì làm sao có thanh khoản được đúng không?
Tuy nhiên, theo em phân tích ở trên, việc thanh khoản thấp
và duy trì như hiện tại, không hẳn là quá xấu như chúng ta đánh giá “cảm tính”.
Mà thay vào đó, giống như đầu năm 2016 và đầu năm 2020, việc thanh khoản thấp và duy trì ổn định tại 1
“vùng điểm số” cho thấy tín hiệu xác nhận của 1 VÙNG ĐÁY DÀI HẠN của VNIndex.
Tại vùng đáy dài hạn này, giá các cổ phiếu cũng sẽ tích lũy vì vừa trải qua một
giai đoạn kinh doanh bùng nổ, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho một chu kỳ kinh
doanh mới, tạo động lực cho chu kỳ tăng giá mới. Và nếu chọn đúng cổ phiếu, đây
sẽ là vùng mua hấp dẫn nhất và hời nhất trong các giai đoạn của thị trường.
Lưu ý: VÙNG ĐÁY DÀI HẠN
là 1 vùng giá có thời gian tích lũy đủ lớn từ 2 – 3 tháng (có thể lâu hơn), tại
đây sẽ không có những cú tăng thần tốc, tăng bất chấp như uptrend, mà sẽ là
vùng khá chán nản và mệt mỏi, sẽ là vùng dập tắt mọi hy vọng của NĐT. Là vùng để
tích lũy cổ phiếu, vừa để NĐT hấp thụ dần các thông tin xấu, vừa để chuẩn bị
cho chu kỳ tăng giá mới.
0 Comments:
Đăng nhận xét