Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

Dòng tiền – Yếu tố quan trọng của Thị trường chứng khoán (Kỳ 3)


TTCK Việt Nam đã bước vào những phiên giao dịch đầu tiên của 6 tháng cuối năm 2023, VNIndex đã có mức tăng đạt 11.23% (+113.09 điểm) so với cuối năm 2022 – đây là mức tăng rất tốt trong bối cảnh vĩ mô trong nước và thế giới còn nhiều biến động, mở ra nhiều cơ hội cho NĐT nắm bắt được chu kỳ của thị trường.

Trở lại kỳ vọng cho 6 tháng cuối năm, ngoài 4 câu chuyện được tôi liệt kê Trong chuỗi bài viết về “câu chuyện” đầu tư trong năm 2023 làm ý tưởng đầu tư cho mình. Bài viết lần này sẽ là sự quay trở lại của chuỗi bài viết về Dòng tiền để đánh giá triển vọng cung/cầu trên thị trường ở giai đoạn nửa cuối năm 2023, tên bài viết: Dòng tiền – Yếu tố quan trọng của Thị trường chứng khoán (Kỳ 3)

Nội dung bài viết gồm các nội dung chính

I. Dòng tiền đã đi đâu mà không phải là TTCK?

II. Triển vọng về dòng tiền nửa cuối năm 2023.

-----------------------------------------------------------------------------

I. Dòng tiền đã đi đâu mà không phải là TTCK?


Đọc lại 2 bài viết trước về Dòng tiền TẠI ĐÂY

Như chúng ta đã biết, năm 2022, trước hành động tăng lãi suất của Fed, cũng như sức ép từ tỷ giá, NHNN Việt Nam bắt đầu nâng lãi suất điều hành vào tháng 9/2022, từ đó các NHTM cũng đã tăng lãi suất huy động.

Theo thống kê của VNDirect Research, lãi suất huy động vào tháng 12/2022 của NHTM là vào mức 8.2%, thậm chí có thời điểm lãi suất huy động vào mức 10% - 12% cho kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm. Việc lãi suất tăng sẽ làm định giá tại các kênh đâu tư như TTCK sẽ thấp đi, đồng thời sẽ thu hút 1 dòng tiền vào kênh gửi tiết kiệm.

Theo đó, có thể thấy tiền gửi từ dân cư đã tăng đáng kể từ tháng 9/2022. Mức tăng trưởng tính tới tháng 3/2023 của dân cư đạt từ 11% - 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này thể hiện rất rõ tác động của việc tăng lãi suất lên dòng tiền ngoài thị trường, lãi suất tăng -> tiền gửi tăng.

Như vậy, theo bản tin tiền tệ, có thể thấy dòng tiền trên thị trường giảm nhiều, GTGD giảm, và có thể hiểu được một phần dòng tiền đi đâu:

(1) Môi trường lãi suất tăng -> nhu cầu gửi tiền tăng -> dòng tiền vào các kênh tài sản giảm (trong đó có TTCK).

(2) Nền kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều thông tin tiêu cực giai đoạn nửa cuối năm 2022, thao túng cổ phiếu, Tân Hoàng Minh hay Vạn Thịnh Phát,… làm mất niềm tin cho NĐT tại TTCK.


II. Triển vọng về dòng tiền nửa cuối năm 2023

NHNN hạ lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp trong tháng 6/2023

Theo phân tích ở mục I., có thể thấy Lãi suất là 1 yếu tố ảnh hưởng lên dòng tiền trên thị trường. Và với hành động giảm lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp của NHNN từ đầu năm đến giờ, đã tác động lên lãi suất huy động tại các NHTM. Theo đồ thị, lãi suất huy động giảm đáng kể so với mức đỉnh giai đoạn tháng 12/2022 – tháng 3/2023, theo đó lãi suất có thời điểm neo ở mức 6.8%, giảm 0.4% - 0.6%/năm tại các NHTM tư nhân lớn.

Việc giảm lãi suất từ các NHTM, sẽ tạo cơ sở cho lập luận ngược lại: lãi suất thấp -> định giá tại các kênh tài sản sẽ tăng lên -> kênh tiền gửi kém hấp dẫn -> dòng tiền dịch chuyển sang TTCK.

Tăng trưởng tín dụng chậm, mở ra nhiều dư địa tăng trưởng nửa cuối năm 2023


Trước môi trường lãi suất cao, tăng trưởng tín dụng diễn ra rất chậm chạp -> điều này cũng là 1 nhân tố làm dòng tiền trên thị trường chậm đi. Theo báo cáo của SSI Research, tăng trưởng tín dụng đến ngày 15/06 chỉ tăng 3,36% so với cuối năm 2022 – tương đương với mức tăng 8,94% so với cùng kỳ.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, với việc hạ lãi suất tháng 3/2023 đến hiện tại, điều đó cũng sẽ tác động lên việc giảm lãi suất cho vay, dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Với hạn mức phân bổ tăng trưởng tín dùng lần 1 là vào khoảng 11%, dư địa cho vay của các NHTM vẫn còn khá lớn và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng để đạt được mức tăng trưởng tín dụng mục tiêu trong năm là 14-15%.

Kết luận

Như vậy, dòng tiền trong nửa cuối năm 2023 sẽ tiếp tục được cải thiện, và tôi cho rằng sẽ là những tín hiệu tích cực, và đều TỐT CHO CHỨNG KHOÁN:

(1) Tăng trưởng tín dụng chậm, nhưng với hạn mức phân bổ còn rất lớn, cùng với mục tiêu đẩy mạnh đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,… sẽ tạo nên dư địa cho vay lớn. Dù nhanh hay chậm, tăng trưởng tín dụng tăng lên trong các tháng cuối năm, đều giúp gia tăng dòng tiền trong nền kinh tế, và trong đó có chứng khoán là kênh được hưởng lợi.

(2) Thống kê của NHNN cho thấy đến cuối tháng 12.2022, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là 11,82 triệu tỉ đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm. Với việc lãi suất huy động tại các NHTM giảm dần trong 4 tháng qua, em tin rằng kênh tiết kiệm sẽ kém hấp dẫn đi, từ đó dẫn đến các hoạt động đáo hạn và không gia hạn thêm, thúc đẩy dòng tiền vào các kênh tài sản như TTCK. Điều đáng chú ý, nếu khoảng thời gian gửi tiền là T11 - T12/2022 thì với kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm, điểm rơi đáo hạn dòng tiền sẽ vào Q3 và Q4/2023. Và đây sẽ là dòng tiền tôi đánh giá mạnh mẽ nhất, và thực tế nhất nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Tóm lại, với triển vọng về Dòng tiền kể trên, tôi đánh giá TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tăng từ bây giờ tới hết Quý 3/2023, các nhịp giảm trong chu kỳ tăng giá này sẽ chỉ là những nhịp điều chỉnh lành mạnh, rất phù hợp để cho NĐT cơ cấu lại danh mục, lựa chọn những cổ phiếu chất lượng hơn..

Điểm đang chú ý, đó chính là sự khác nhau của Dòng tiền vào giai đoạn 2020 – 2021 và hiện tại. Mặc dù các chính sách tiền tệ đều tốt cho chứng khoán, nhưng chính vì sự khác nhau này giúp chúng ta kiểm soát được kỳ vọng vào thị trường hơn. Đón chờ ở bài viết tiếp theo của tôi.




Related Posts:

0 Comments:

Đăng nhận xét