Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Chiến lược trong thị trường thanh khoản thấp - Kỳ 1

 

VNIndex sau 1 năm điều chỉnh với nhiều biến động, thị trường đã chính thức tạo đáy vào ngày 16/11/2022, việc tạo đáy này hầu như NĐT đều cảm nhận được và em cũng đã cập nhật trong bản tin về Ngày bùng nổ theo đà vào ngày 25/11/2022.

Điều đáng quan tâm hơn hết, đó chính là Dòng tiền trên thị trường. Mặc dù đã tạo đáy, nhưng với bối cảnh vĩ mô không được tốt, nhiều NĐT F0 đã thật sự “sợ” chứng khoán,… đã làm cho thanh khoản trên thị trường giảm mạnh so với các năm bùng nổ. Cụ thể là thanh khonar thời gian qua đã giảm hơn 60% so với trung bình năm trước, khi mà GTGD trung bình chỉ đạt từ 8.000 tỷ - 10.000 tỷ.

Trong bối cảnh Dòng tiền yếu, VNIndex sẽ , đòi hỏi NĐT cần phải bám thị trường và nhanh nhạy với dòng tiền. Em xin cập nhật đến NĐT qua bài viết tiếp theo: Chiến lược trong thị trường thanh khoản thấp - Kỳ 1.

I. Thống kê dòng tiền qua số liệu Quý 4/2022.

II. Đọc – Hiểu thị trường

III. Đi tìm chiến lược giao dịch phù hợp

-----------------------------------------------------------------------------

I. Thống kê dòng tiền qua số liệu Quý 4/2022

Để tránh bài viết quá dài, em không giải thích vì sao chúng ta lại quan tâm đến dòng tiền. NĐT có thể đọc lại Dòng tiền – Yếu tố quan trọng của Thị trường chứng khoán (Kỳ 1) và (Kỳ 2).

Trở lại bài viết lần này, em xin nhắc lại 1 ý trong bài viết trước đó là phân loại Dòng tiền mặt (tiền tươi) và Dòng tiền margin, cũng như tính tương quan của nó với sự vận động của VNIndex như hình dưới:


Vậy, với báo cáo số liệu Quý 4/2022, thì dòng tiền thay đổi như thế nào?

Theo số liệu từ FiinTrade, BCTC Q4/2022 cho thấy dư nợ cho vay margin tại thời điểm 31/12/2022 đạt khoảng 111 nghìn tỷ đồng, giảm 43 nghìn tỷ đồng (-27,7%) so với quý 3 và giảm hơn 72 nghìn tỷ đồng (-39,3%) so với mức đỉnh lịch sử của quý 1/2022 (gần 183,1 nghìn tỷ đồng).

Đó là về dư nợ margin, điều này cũng dẫn đến thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh. Cụ thể ở Quý 4/2022 GTGD bình quân của thị trường giảm lần lượt là -17% so với bình quân quý 3 và -63,4% so với quý 1/2022.

GTGD ở đây có thể là đại diện cho hoạt động của dòng tiền. Vậy so sánh 2 yếu tố này ở bảng trên, chúng ta có thể thấy: Dòng tiền Giảm và Dòng tiền margin cũng giảm, đây là tín hiệu Không tốt cho dòng tiền trên thị trường. Từ đó, chúng ta cần phải đánh giá lại tình hình, giảm sự kỳ vọng và đưa ra những sự chọn lựa kỹ càng hơn.

Kết luận, dựa vào các con số trên, có thể thấy dòng tiền trên TTCK không còn mạnh để tạo ra những con sóng tăng mạnh mẽ, điều này là sự thật và chúng ta cần phải chấp nhận. Cũng từ số liệu margin này, có thể đánh giá được hiện tượng giải chấp (ép bán) đã không còn trên thị trường như thời gian trước, cho chúng ta một “cảm giác” an tâm hơn vào những nhịp điều chỉnh, sẽ không phải là những “cơn ác mộng” nữa mà sẽ là những cơ hội được mở ra.

II. Đọc – Hiểu thị trường

Theo như kết luận ở phần I, trong thời điểm dòng tiền giảm như hiện nay, có thể là 1 tín hiệu Không tốt cho những kỳ vọng mạnh mẽ, nhưng song song với đó thì cũng có những mặt tích cực. Với kinh nghiệm trải qua những đợt thị trường thanh khoản thấp như năm 2018, 2019, em đã đúc kết để đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp.

Đầu tiên, thị trường thanh khoản kém sẽ không thể tạo ra những con sóng tăng mạnh mẽ. Thay vào đó, sẽ là sự vận động chậm rãi, đi ngang trong 1 biên độ nhất định. Nếu tích cực hơn, thì có thể là Sideway-Up, và cũng chính là đang đi ngang, thị trường có thể chỉ kéo dài từ 2 tuần -  4 tuần cho một nhịp tăng, và ngược lại cho nhịp giảm. Việc nắm bắt nhịp của thị trường giúp chúng ta chủ động hơn.


Thứ 2, phải chấp nhận một điều: Thanh khoản kém, thì dòng tiền sẽ mang tính chất định hướng rất lớn.
Nếu trong thời điểm thanh khoản cao, thì dòng tiền lan tỏa đều các nhóm ngành, hầu như cổ phiếu nào cũng tăng. Tuy nhiên, ở thời điểm kém hơn, dòng tiền sẽ có tính định hướng bằng cách luân chuyển nhanh giữa các nhóm ngành có câu chuyện riêng, dùng truyền thông để định hướng cho sự tăng/giảm của thị trường, mục đích để tìm kiếm các cơ hội đầu tư nhanh trong bối cảnh vĩ mô cũng nhiều tiêu cực như hiện tại.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hiểu, khi thanh khoản kém, tức là lực bán cũng yếu đi. Thì thị trường chỉ cần 1 dòng tiền định hướng đủ lớn, có thể tạo 1 hiệu ứng Fomo cho NĐT đứng ngoài, cũng rất dễ dẫn đến sự trật nhịp khi giải ngân nếu chúng ta không có sự chuẩn bị trước. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho NĐT, bởi sự tăng/giảm của cổ phiếu là thứ làm cho NĐT bị tác động cảm xúc nhiều nhất.

Thứ 3, đánh giá những rủi ro đang tồn tại liên quan đến 1 số nhóm ngành nhất định như về lãi suất, về trái phiếu, về tỷ giá, về bắt bớ do các sai phạm,… sẽ ảnh hưởng chính lên nhóm ngành nào, công ty nào. Tự kỷ luật để không tham gia, từ đó chúng ta sẽ giúp “bộ lọc” ngành của chúng ta được gọn gàng hơn, kiểm soát tốt hơn việc mình đang làm.

III. Đi tìm chiến lược giao dịch phù hợp

Kết hợp cả 3 luận điểm trên, yêu cầu chúng ta phải có những công cụ để đánh giá dòng tiền trên thị trường phù hợp, theo thứ tự từ trên xuống:

1.  Phải có công cụ đánh giá nhịp tăng/giảm của thị trường để xác định Thời gian ra/vào cho phù hợp nhịp của thị trường. Ở phần này, có thể dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc nhiều NĐT kinh nghiệm hơn sẽ dự đoán thời gian áp dụng vĩ mô thông qua chính sách tiền tệ,..

2. Tiếp theo đó là xác định dòng tiền vào nhóm ngành nào kể từ nhịp tăng mới, vì lưu ý rằng thị trường vào mỗi nhịp tăng/giảm sẽ có những nhóm ngành lead riêng theo câu chuyện riêng. Có thể liệt kê các nhóm ngành tăng mạnh nhất theo thống kê số liệu mỗi lần thị trường tạo nhịp mới, hoặc kết hợp thêm câu chuyện đã được dự đoán trước theo bản tin trước đây của em để lựa chọn nhóm ngành (xem lại câu chuyện được kể trong năm TẠI ĐÂY).

3. Chọn 2 – 3 cổ phiếu thuộc từng nhóm ngành đã lọc ra, theo cả kỹ thuật và yếu tố cơ bản. Kỹ thuật là để xác định dòng tiền, cơ bản là để giảm rủi ro ở các cổ phiếu quá nhiều câu chuyện phía sau. Ở phần yếu tố cơ bản, việc lựa chọn cổ phiếu cơ bản tốt cho thời điểm này là rất khó mà tìm được, chỉ nên tiếp cận với hướng tư duy là từ xấu -> sang ít xấu hơn, tiêu cực -> đang tích cực hơn.

Điểm lưu ý quan trọng nhất của chiến lược này, đó là việc xử lý các THÔNG TIN trên thị trường. Như ở phân tích mục II, trong bối cảnh thanh khoản kém thì việc dùng truyền thông để định hướng dòng tiền là rất hiệu quả. Chính vì vậy, nhà tạo lập thị trường hoặc các đội nhóm có dòng tiền lớn, sẽ dùng cách truyền thông (báo chí) để ra các thông tin tích cực/tiêu cực các thời điểm quan trọng để tác động lên tâm lý và dòng tiền của những NĐT cá nhân. Chính vì vậy, cần phải trau dồi kiến thức, chuyên môn và kỷ luật để xử lý các thông tin nhận được 1 cách hiệu quả nhất.

Như vậy, thông qua bài viết Chiến lược trong thị trường thanh khoản thấp - Kỳ 1 lần này, em gửi đến NĐT một góc tiếp cận thị trường mới, thực chiến cho giai đoạn này. Hy vọng NĐT chúng ta sẽ có thêm ý tưởng đầu tư mới, cảm hứng mới trong giao dịch. Tiếp theo, ở Kỳ 2, sẽ là giới thiệu những công cụ mà The S.U.N Investment System tối ưu nhằm mang đến những khuyến nghị phù hợp nhất…



Related Posts:

0 Comments:

Đăng nhận xét