Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Quan điểm đầu tư và Hành động phù hợp với sự vận động của VNIndex

Sau 3 tuần tăng mạnh từ ngày 30/07, VNINDEX đã có những sự sụt giảm mạnh, cao trào là phiên giảm mạnh hơn 45 điểm vào ngày 20/08. Đây là một tín hiệu cho thấy sự “thay đổi” của VNINDEX so với xu hướng tăng mạnh mẽ trong hơn 1 năm qua, nếu nhận định của em là đúng, thì chúng ta cần phải thay đổi về quan điểm đầu tư trong thời gian tới, để phù hợp với thị trường hơn.

Đầu tư Chứng khoán trong giai đoạn biến động là sự kết hợp giữa việc lựa chọn cổ phiếu, tỷ lệ giải ngân phù hợp và quản trị rủi ro chặt chẽ. Chính vì vậy, trong bản tin này, em sẽ trao đổi về quan điểm thị trường và tư duy hành động trog thời gian tới: QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG PHÙ HỢP VỚI SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VNINDEX.

Nội dung Email gồm các phần chính sau:
I. Sự vận động của VNINDEX và Tương quan các nhóm ngành.
II. Thị trường có Cơ hội hay không?
III. Tư duy và Hành động đầu tư thời điểm này.
==========================================

I. Sự vận động của VNINDEX và Tương quan các nhóm ngành.
Theo công thức, thì chỉ số VNINDEX chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự tăng/giảm của các cổ phiếu có vốn hóa lớn. Thường thì NĐT chúng ta sẽ thấy mọi nơi sẽ chia thành Vốn hóa lớn, Vốn hóa trung bình và Vốn hóa nhỏ để nói về sự ảnh hưởng lên thị trường – nhưng sự phân chia này sẽ bao trùm nhiều nhóm ngành, sẽ không giúp ta hình dung được nhóm ngành nào là nhóm chủ lực trên thị trường -> như vậy, việc phân tích nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn để chung ta có thể dựa vào sự vận động của nhóm ngành và đánh giá vận động chỉ số VNINDEX trong tương lai.

Chỉ số VNINDEX chịu ảnh hưởng từ nhóm ngành nào?

Tại sao những con số này không là cố định? Là vì Vốn hóa sẽ được quyết định bởi Số lượng CPĐLH và giá cổ cổ phiếu tại thời điểm tính. Tuy nhiên, thứ tự của bảng này là khó thay đổi vì quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thật sự lớn để có sự cân bằng vốn hóa. Ngoài ra, chúng ta cũng thêm vào nhóm Thép và Chứng khoán để theo dõi, vì bản chất 2 nhóm này là nhóm có tính chu kỳ, được nhiều sự quan tâm => sẽ là nhóm ngành tạo Tâm lý cho NĐT.

Như vậy, nhìn vào Bảng trên có thể thấy, sự ảnh hưởng của nhóm Ngân hàng, Bất động sản, Thực phẩm là chính với tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, sự vận động của các nhóm này sẽ dẫn đến biến động của chỉ số VNINDEX, em sẽ lấy ví dụ về sự tương quan của nhóm Ngân hàng và VNINDEX.

Hình trên là biểu đồ thể hiện sự tương quan của VNINDEX và nhóm Ngân hàng, sự tăng giá và điều chỉnh, cũng như đi ngang là rất giống nhau. Điều này có thể khẳng định rằng: sự ảnh hưởng của nhóm Ngân hàng lên TTCK là rất lớn, trong chu kỳ tăng giá (giảm giá) nào của VNINDEX không thể thể thiếu sự tăng giá (giảm giá) của nhóm Ngân hàng.
Tương tự, nhóm Bất động sản và Thực phẩm, cũng sẽ ảnh hưởng lớn lên VNINDEX. Nhưng nếu xét về sự ảnh hưởng của cả Số liệu và Tâm lý, thì nhóm Ngân hàng vẫn cho thấy vai trò lớn của mình.

Phân tích nhóm ngành Ngân hàng hiện tại, và chỉ số VNINDEX
Về phân tích số liệu nhóm Ngân hàng, NĐT có thể tham khảo ở các bản tin của các CTCK. Em xin trình bày về tín hiệu kỹ thuật:

Theo biểu đồ kỹ thuật trên, nhóm Ngân hàng đã trải qua 2 đợt phân phối lớn vào giai đoạn đầu tháng 6 và đầu tháng 7 (khoanh tròn), hiện chỉ số này đang tìm lại đáy mới cho mình. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ chúng ta có thể thấy khối lượng phân phối là rất lớn, dòng tiền hiện tại đã không còn đánh giá cao vào nhóm NH, cũng như như để nhóm NH tăng giá mạnh và tạo những đợt tăng mạnh như đầu năm thì rất khó xảy ra, nếu xảy ra thì cần một khoảng thời gian dài.

=> Em đánh giá nhóm Ngân hàng đã thiết lập đỉnh và hiện đang trong xu hướng Đi ngang (sideway) để tìm điểm cân bằng, và trong bối cảnh Covid như hiện nay, việc khẳng định rằng nhóm NH đã vào xu hướng giảm chưa thì chưa đủ cơ sở, chúng ta vẫn cần thời gian quan sát thêm.

Dựa trên những phân tích trên, cùng với tính tương quan của nhóm Ngành, em đánh giá CHỈ SỐ VNINDEX sẽ khó có những đợt bùng tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm, bởi vì sức hấp dẫn của các nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn không còn đánh giá cao. Riêng kịch bản của em, thị trường vẫn còn những nhóm ngành có tiềm năng khác, nên chỉ số VNINDEX khả năng sẽ đi ngang với biên độ lớn (+/- 100 điểm) trong 1 thời gian, trước khi có một xu hướng mới trở lại.

II. Thị trường có Cơ hội hay không?

Câu trả lời là: Có cơ hội. Cái hay của kênh đầu tư Chứng khoán, đó là rất nhiều trường phái đầu tư khác nhau (đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng và trading ngắn hạn), và rủi ro của trường phái này, sẽ là cơ hội của trường phái khác.

Chỉ số VNINDEX hiện tại với hơn 1.600 mã CP, phân chia với hơn 25 nhóm ngành đại diện (theo vietstock). Việc đi sâu tìm hiểu nhóm ngành ảnh hưởng lên chỉ số, từ đó đưa ra kịch bản có thể xảy ra, giúp chúng ta xác định nhóm ngành nào có thể tham gia và nhóm nào nên tạm thời đứng ngoài quan sát.

“Trong nguy luôn có cơ” – và đây cũng là bản chất của TTCK, sự hoạt động dựa trên cung cầu của dòng tiền. Sức mua tăng lên khi thấy cơ hội và lực bán mạnh lên khi thấy rủi ro, và thị trường vẫn hoạt động hơn 20 năm qua. Nên đối với đánh giá của em, thị trường vẫn còn cơ hội cho những nhóm ngành khác.

Với kịch bản VNINDEX sẽ dao động đi ngang trong thời gian tới, việc tập trung vào nhóm Cổ phiếu vốn hóa lớn chúng ta vẫn có thể có lợi nhuận, nhưng đó sẽ không phải là sự lựa chọn tối ưu. Em đánh giá chúng ta nên lựa chọn Cổ phiếu có Vốn hóa trung bình và Vốn hóa nhỏ - đây là tiêu chí lựa chọn đầu tiên.

Về tiêu chí lựa chọn cơ hội thứ 2, đó là nhóm ngành, sự ưu tiên lúc này đó là nhóm ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cùng với xu hướng đẩy mạnh đầu tư công của chính phủ giai đoạn cuối năm, các nhóm ngành quan tâm: Bất động sản, Chứng khoán, Cảng biển, Thép,…

III. Tư duy và Hành động đầu tư thời điểm này.

1. Ưu tiên cho nhóm Mid Cap, Small Cap và nhóm ngành thuận lợi.
Như em trao đổi ở trên, với 2 tiêu chí lựa chọn cơ hội đầu tư em kể trên vào thời điểm này là vốn hóa và nhóm ngành, em tin rằng NĐT sẽ hình dung được bộ lọc của mình, giúp loại bỏ bớt đi quá nhiều sự lựa chọn trên thị trường, từ đó có được sự thuận lợi hơn trong đầu tư giai đoạn cuối năm.
2. Đặt mức kỳ vọng lợi nhuận vừa phải.
Theo em, 90% các cổ phiếu sẽ đi theo xu hướng thị trường, nên việc mình chọn được cổ phiếu tốt, tiềm năng tăng giá lớn, thì cũng sẽ không thể tránh khỏi nếu thị trường vào pha điều chỉnh. Chính vì nhận định VNINDEX sẽ đi ngang trong thời gian tới, chúng ta nên đặt mức kỳ vọng lợi nhuận vừa phải, có thể từ 5%, 10% hoặc 15%, thay vì trước đây là 20% 25% hay cao hơn là 50% trong giai đoạn tăng giá mạnh suốt thời gian qua.

3. Đặt mức dừng lỗ và tuân thủ nguyên tắc.
Việc quản trị rủi ro là vấn đề em nhắc nhiều trong các bản tin trước. Khi giải ngân trong sideway, việc chọn được cổ phiếu mạnh sẽ giúp mình có lợi nhuận tốt, cũng đồng nghĩa việc chọn cổ phiếu yếu sẽ khiến mình chịu rủi ro cao.
Như trong uptrend mạnh, chúng ta chọn nhầm cổ phiếu, có thể nắm giữ 1 2 tháng là cổ phiếu có thể tăng lại theo quán tính của thị trường. Nhưng trong thị trường sideway thì không, việc đặt mức dừng lỗ theo cá nhân sẽ giúp mình loại đi những cổ phiếu yếu, tự tin để đổi hàng khi chọn sai.

4. Cơ hội cho NĐT Trading kỹ thuật tốt (không khuyến khích).
Trong uptrend, việc trading thường xuyên dễ dẫn đến trường hợp “mất hàng”. Còn trong sideway, thì đây là cơ hội cho những NĐT kinh nghiệm thực chiến tốt, phù hợp để trading theo kỹ thuật, việc sideway với biên độ lớn sẽ tạo dư địa lợi nhuận ngắn hạn hấp dẫn cho những NĐT nào đánh giá được những hỗ trợ và kháng cự theo tín hiệu kỹ thuật tốt.

Related Posts:

0 Comments:

Đăng nhận xét