Trong tháng 8/2022, VNIndex chứng
kiến một nhịp tăng tốt từ đáy, giúp tháo gỡ tâm lý lo ngại của NĐT từ đầu năm tới
nay. Trong bất kỳ sự tăng giá nào từ đáy, không hẳn NĐT nào cũng bắt được nhịp
của thị trường - có phiên tăng mạnh, phiên giảm mạnh -> điều này dẫn đến tâm
lý mà NĐT hay gặp phải đó là FOMO (Tâm lý sợ bỏ lỡ), và điều này rất ảnh hưởng
đến quyết định hành động của mình.
Một trong những cách để kiểm soát
tâm lý này, đó là hình thành cho mình 1 bức tranh lớn về thị trường. Để từ bức
tranh lớn, chúng ta cùng có những hành động trong ngắn hạn đúng đắn hơn, tránh
những tâm lý FOMO ngoài kia.
Trong bản tin lần này, với các tín
hiệu của mình, em gửi đến bài viết: VNIndex đã
vào Uptrend chưa?
Nội dung Email gồm các phần chính
sau:
I. Các thông số kỹ thuật nói lên điều
gì?
II. Một số yếu tố về vĩ mô cần lưu
ý
III. Hình thành chiến lược đầu tư
_______________________________
I. Các
thông số kỹ thuật nói lên điều gì?
Vào tháng 5, em có 1 bản tin nói về
TTCK Việt Nam bước vào Downtrend (xem lại TẠI ĐÂY). Từ đầu tháng 8/2022, thị
trường có vẻ “dễ thở” hơn với NĐT khi thị trường có nhịp phục hồi tốt sau biến
động của các sự kiện thế giới. Sự phục hồi lần này là vừa đủ để NĐT có thể tìm
kiếm lợi nhuận và cơ cấu lại danh mục.
Tuy nhiên, sự phục hồi lần này vẫn chưa đủ tín hiệu cho 1 Uptrend mới
của thị trường. Nếu theo dõi chuỗi bài viết của em, NĐT chắc sẽ biết đến
Tiêu
chí xác nhận Thị Trường Con Bò – Thị Trường Con Gấu em đã
sử dụng suốt thời gian qua:
Bò và
Gấu – là cách gọi cho thị trường xu hướng tăng và xu hướng giảm. Theo nghiên cứu
của William O’neil:
+ Thị trường con Bò xuất hiện, khi chỉ số có mức tăng hơn 20% tính từ
đáy được thiết lập. Các đợt điều chỉnh thông thường trong xu hướng
tăng của thị trường là từ 10% - 15%, và những đợt điều chỉnh như vậy không làm
thay đổi toàn bộ xu hướng tăng của thị trường.
+ Thị trường con Gấu xuất hiện, khi chỉ số có mức giảm trên 20% tính từ
đỉnh cao mới được thiết lập gần nhất. Các đợt tăng với mức tăng từ
10% - 15% chỉ là những đợt phục hồi ngắn hạn, và thị trường vẫn đang trong xu
hướng giảm.
Như hình trên, VNIndex đang tạo
đỉnh tháng 8 tại vùng 1283.15 điểm, tương đương với mức tăng 12.28% kể từ vùng đáy
1142.8 điểm. Như vậy, áp dụng theo nguyên tắc trên, VNIndex vẫn đang trong xu hướng
giảm, mọi sự phục hồi bây giờ đều chỉ là những nhịp phục hồi ngắn hạn.
Trong đầu tư, ngoài yếu tố chọn lựa
cổ phiếu để mua, còn phải kết hợp nhiều yếu tố khác như tỷ lệ giải ngân, quản
trị rủi ro,… Việc xác định thị trường đang ở “thời điểm” nào trong chu kỳ tăng
giá, nó không giúp chúng ta chiến thắng được thị trường, mà nó giúp chúng ta kiểm
soát được Tỷ lệ giải ngân phù hợp cho từng thời điểm, đặc biệt là trong bối cảnh
thị trường nhiều biến động, việc kiểm soát giải ngân là 1 cách giúp tăng kiểm
soát tâm lý hành vi của chúng ta.
II. Một số
yếu tố về vĩ mô cần lưu ý
Hiện tại có rất nhiều thông tin và
các thông số vĩ mô ảnh hưởng lên TTCK, và để ngắn gọn nhất, cũng như có tính
tương quan cao để NĐT dễ hình dung hơn, em xin chọn một đồ thị để cùng trao đổi
với NĐT.
Đồ thị U.S. Dollar Index (màu xanh) và VNIndex (màu cam)
Đồ
thị trường biểu diễn giá của U.S. Dollar Index (màu xanh) và VNIndex (màu cam),
nhìn qua 2 đồ thị này trên cùng 1 bức tranh, chúng ta sẽ thấy được tính tương
quan ngược của 2 chỉ số. Cũng như thông qua đây, cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn
của đồng USD lên chỉ số VNIndex.
Thời
gian |
Xu
hướng U.S.
Dollar Index |
Xu
hướng VNIndex |
2016
– cuối 2017 |
Giảm |
Tăng |
Đầu
năm 2018 đến cuối năm 2019 |
Tăng |
Giảm |
Đầu
năm 2020 đến T6/2021 |
Giảm |
Tăng |
Đầu
năm 2022 đến hiện tại |
Tăng |
Giảm |
Theo
như bảng trên, chúng ta thấy rằng của U.S. Dollar Index và VNIndex hầu như đều
có xu hướng nghịch nhau trong phần lớn thời gian. Điều này thể hiện rất rõ khi U.S.
Dollar Index tạo đáy thì VNIndex cũng tạo đỉnh hoặc giao dịch chậm lại (và sau
đó cũng chỉnh nếu U.S. Dollar Index tăng đến 1 mức độ nào đó đủ lớn).
Trong
bối cảnh chỉ số U.S. Dollar Index vẫn đang tiếp tục tăng mạnh trong thời gian gần
đây, em đánh giá đây là 1 tín hiệu KHÔNG TỐT cho vận động của VNIndex trong thời
gian tới. Sự điều chỉnh mạnh rất dễ xảy ra vào tháng 9, khi thời gian của các sự
kiện thế giới cũng đến gần.
III. Hình thành chiến lược đầu tư
1.
Xem xét các ngưỡng Kháng cự quan trọng của VNIndex: khi
thị trường phục hồi, cảm giác đầu tiên đó là sợ bỏ lỡ, nhưng xen vào đó cũng là
cảm giác sợ đu đỉnh. Để giải quyết tình trạng này, NĐT cần phải chú ý các mốc
kháng cự mạnh của chỉ số - cụ thể hơn là các mốc như 1250 điểm, 1285 điểm, 1300
– 1310 điểm, 1350 - 1365 điểm. Bởi vì kháng cự là những vùng gặp áp lực bán rất
mạnh, nên trong bối cảnh thị trường ảm đạm, dòng tiền sẽ không đủ lực để bứt
phá các kháng cự này, mà khả năng cao sẽ điều chỉnh chờ những thông tin tích cực
hơn. Hiểu được điều này, sẽ giúp chúng ta tránh được những nhịp FOMO của thị trường.
2.
Bám sát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp: thanh
khoản giảm nhiều so với năm ngoái, điều này làm dòng tiền trên thị trường phải
chọn lọc và phân hóa mạnh mẽ hơn. Thay vì giải ngân một cách không có kế hoạch
cụ thể, NĐT cần phải chọn lựa cổ phiếu kỹ càng hơn, yếu tố cơ bản được tập
trung để đi đúng xu hướng của dòng tiền. Và cũng vì bối cảnh thị trường nhiều
biến động,nên cần phải bám sát các thông tin cơ bản đó vì nó có thể thay đổi rất
nhanh.
3.
Biết khi nào là đủ: thị trường vận động với nhiều kháng cự phía
trên, điều này cho thấy áp lực bán rất mạnh vẫn còn hiện hữu. Việc xác định được
cổ phiếu mua là chưa đủ, mà thay vào đó là 1 kế hoạch cụ thể về thời điểm khi
nào cần phải bán để chốt lời hoặc bảo toàn vốn. Và trong thời điểm thị trường
hiện nay, “biết khi nào là đủ” khi xác định trước mục tiêu lợi nhuận là 1 kế hoạch
rất tốt để kiểm soát được tâm lý kỳ vọng và hành vi mua/án trên thị trường.
0 Comments:
Đăng nhận xét