TTCK Việt Nam vẫn đang trải qua giai đoạn nhiều biến động, đặc
biệt là chịu nhiều ảnh hưởng từ các sự kiện trọng yếu như mùa công bố KQKD Quý
1, Fed tăng lãi suất,... Thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, các cơ hội
đầu tư chỉ xuất hiện ở những nhịp tăng/giảm ngắn hạn.
Sự kiện tiếp theo ảnh hưởng trực tiếp đến NĐT trong tháng 5
này, đó là hiệu ứng tâm lý “Sell in May and go away”. Vậy sự kiện này sẽ
tác động lên TTCK như thế nào? Liệu rằng nó sẽ là cơ hội hay rủi ro? Tôi sẽ
cùng chia sẻ quan điểm với NĐT thông qua bài viết: Góc
nhìn “Sell in May and go away” – Kỳ 1.
Nội dung bài viết gồm các phần chính sau:
I. “Mua của người
chán, bán cho người cần”
II. Xu hướng
VNIndex hiện tại là gì?
III. Chu kỳ TTCK Việt
Nam theo Đồng hồ đầu tư đa kênh tài sản
-----------------------------------------------------------------------------
I. “Mua của người chán,
bán cho người cần”
“Sell in May and go away” không còn là khái niệm xa
la với NĐT lâu năm, đây là một câu ngạn ngữ nổi tiếng trong giới tài chính với
ý nghĩa “Bán trong tháng Năm rồi đi chơi" dựa trên lịch sử kém hiệu quả của
cổ phiếu trong tháng 5.
Những con số thống kê trên cho thấy, việc giảm điểm vào tháng 5 của
VNIndex có hay không, nó còn phụ thuộc vào chu kỳ của thị trường, chứ không hẳn
là do hiệu ứng “Sell in May”. Chúng ta có thể phân tích kỹ hơn 1
chút, trong 5 năm trở lại đây thời điểm thị trường giảm điểm và đi ngang như
2018 – 2019, thì tháng 5 đều là giảm điểm. Còn đối với chu kỳ thị trường tăng
giá như 2021 – 2022 thì tháng 5 đều tăng rất mạnh mẽ.
Chính vì vậy, theo đánh giá của tôi, tháng 5 cũng tương tự
như những tháng khác trong năm, việc thị trường tăng/giảm điểm là vì nhiều yếu
tố khác, và hiệu ứng “Sell in May” chỉ là hiệu ứng tâm lý được nhiều báo đài dựng
lên vì nó thu hút được sự quan tâm từ NĐT.
Và với quan điểm “Mua của người chán, bán cho người cần”,
thì chúng ta có thể xem sự ảm đạm trong tháng 5 (nếu có) sẽ là một cơ hội rất lớn
cho NĐT đánh giá tốt tình hình. Thay vì rút lui thời điểm này, việc giải ngân mua cổ phiếu từ
“người chán” sẽ giúp chúng ta có được mức giá tốt hơn, tích lũy được nhiều cổ
phiếu hơn, để rồi khi thị trường phục hồi vào các tháng sau đó, đó là thời điểm
bán cổ phiếu cho “người cần” sẽ là một chiến lược cần cân nhắc.
II. Xu hướng VNIndex hiện
tại là gì?
Phân
tích về tháng 5 là vậy, chúng ta có thể thấy đây là thời điểm tốt để mua cổ phiếu
từ những “người chán”. Tuy nhiên, việc giải ngân cũng phải có sự đánh giá đúng
tình hình, tỉnh táo quan sát các tín hiệu xu hướng của thị trường.
Chúng
ta đều hiểu, việc mua cổ phiếu sẽ đảm bảo tỷ lệ chiến thắng hơn khi đang ở thị
trường là XU HƯỚNG TĂNG. Vậy xu hướng hiện tại là gì? Như các đánh giá
em đã từng gửi NĐT trong các chuỗi bài viết trước, tiêu chí xác nhận Thị Trường
Con Bò – Thị Trường Con Gấu như sau:
+ Thị trường con Bò xuất hiện, khi chỉ số có mức
tăng hơn 20% tính từ đáy được thiết lập. Các đợt điều
chỉnh thông thường trong xu hướng tăng của thị trường là từ 10% - 15%, và những
đợt điều chỉnh như vậy không làm thay đổi toàn bộ xu hướng tăng của thị trường.
+ Thị trường con Gấu xuất hiện, khi chỉ số có mức giảm trên 20% tính từ
đỉnh cao mới được thiết lập gần nhất. Các đợt
tăng với mức tăng từ 10% - 15% chỉ là những đợt phục hồi ngắn hạn, và thị trường
vẫn đang trong xu hướng giảm.
Theo đồ thị trên Tháng 11/2022, VNINDEX chính thức tạo đáy, với mức tăng mạnh mẽ đạt hơn 25% - Xác nhận việc thị trường quay trở lại Thị trường Con bò, một xu hướng tăng bền vững được thiết lập.
Trong xuyên suốt thời gian, đợt giảm mạnh nhất của VNIndex
diễn ra vào Tháng 02/2023 với mức giảm 9.9%, và theo như các tiêu chí xác nhận
xu hướng ở trên, VNIndex chỉ đang ở trong đợt điều chỉnh thông thường, không
làm thay đổi toàn bộ xu hướng của thị trường
Như vậy, xu hướng tăng được thiết lập vào Tháng 11/2022 của VNIndex VẪN CÒN HIỆU
LỰC. Đây là cơ sở rất tích cực, ủng hộ cho chiến lược giải ngân
“Mua của người chán, bán cho người cần” mà tôi đã trao đổi ở mục I.
III. Chu kỳ TTCK Việt
Nam theo Đồng hồ đầu tư đa kênh tài sản
Theo báo cáo của VNDirect Research, thị trường chứng
khoán Việt Nam đang ở cuối chu kỳ suy thoái với các đặc điểm như:
+ Việt Nam đang ở chu kỳ suy thoái (theo định nghĩa của một
số tổ chức đầu tư lớn như Citigroup, Fidelity), thể hiện qua các tiêu chí như: Dự
trữ ngoại hối giảm, hoạt động kinh tế sụt giảm, thị trường BĐS suy thoái, thất
nghiệp tăng, tín dụng tăng chậm, lợi nhuận doanh nghiệp giảm...
+ Chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi suất thị trường giảm là
tín hiệu đầu tiên cho sự dịch chuyển của thị trường chứng khoán từ suy thoái
sang phục hồi (hình trái). Nhìn lại quá khứ, thị trường chứng khoán Việt Nam
diễn biến khá tích cực sau khi NHNN hạ lãi suất điều hành.
Cũng như theo đó mô hình Đầu hồ đầu tư đa kênh tài sản, tương ứng với mỗi
múi giờ, chúng ta nên tập trung vào một nhóm ngành để tối ưu hóa lợi nhuận.
+ Giai đoạn 6-9h - Mua mạnh: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ
(tăng trưởng nhanh), Cổ phiếu chu kỳ sớm (Hàng hóa, Tài chính, Công nghệ), cổ
phiếu giá trị;
+ Giai đoạn 9-12h - Tăng nóng - Ngừng tăng tỷ trọng:
Cổ phiếu chu kỳ muộn (Bán lẻ, Du lịch, Năng lượng), cổ phiếu vốn hóa lớn;
+ Giai đoạn 12-3h - Bán mạnh: Cổ phiếu phòng thủ (Tiện
ích, Y tế), Cổ phiếu tài sản tốt (tiền nhiều, trả cổ tức đều);
+ Giai đoạn 3-5h - Quan sát: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ
tăng trưởng riêng, Cổ phiếu dưới giá trị, tiền mặt.
Theo các chuyên gia đánh giá, TTCK Việt Nam đang ở “Giai đoạn 6-9h - Mua mạnh”,
theo đó các nhóm Cổ phiếu vốn hóa nhỏ (tăng trưởng nhanh), Cổ phiếu chu kỳ sớm
(Hàng hóa, Tài chính, Công nghệ), cổ phiếu giá trị là những nhóm mình phải thực
sự quan tâm và đưa vào danh mục nắm giữ.
Ngoài ra, theo mô hình đồng hồ trên có thể thấy, giai đoạn tốt nhất là từ 6h-12h
=> nếu TTCK Việt Nam chỉ mới đang ở mốc 8h như chuyên gia đánh giá, thì
chúng ta đang còn rất nhiều dư địa tăng trưởng, điều này tiếp tục củng cố cho
chiến lược “Mua của người chán, bán cho người cần” trong tháng 5 này.
Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi Góc nhìn “Sell in May
and go away”, em hy vọng sẽ giúp NĐT có thêm những cách đầu tư mới hơn. Ở bài
viết Kỳ 2 – em sẽ cập nhật 1 số nhóm ngành và cổ phiếu mình nên quan tâm sắp tới.
0 Comments:
Đăng nhận xét