TTCK Việt Nam đã có những sự điều chỉnh cần thiết sau nhịp tăng mạnh kéo dài hơn 3 tháng, mặc dù chỉ là nhịp điều chỉnh bình thường, nhưng vẫn ảnh hưởng rất nặng nề lên tâm lý và danh mục của NĐT.
Đó là cái hay của TTCK, sẵn sàng lấy đi rất nhiều khi
chúng ta hưng phấn nhất, lạc quan nhất. Vì vậy, điều chỉnh mạnh lần này, nó
sẽ 1 điểm nhấn cần chú ý, bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ lại và cẩn thận hơn
trong những lần giải ngân trong thời gian tới.
Vậy kinh nghiệm cần rút ra là gì? Trong bản tin lần này, tôi
xin gửi đến NĐT bài viết, thêm góc nhìn về tâm lý và quản trị danh mục đầu tư: Hãy làm chuồng, khi mất con bò đầu tiên
Nội dung bài viết gồm các phần chính:
I. Hiểu bản chất của TTCK - là sự lặp lại của “sóng
tăng và sóng giảm”
II. Đừng “ngủ quên trên chiến thắng”
III. Hãy làm chuồng, khi mất con bò đầu tiên
-----------------------------------------------------------------------------
I. Hiểu bản chất của TTCK - là sự lặp lại của
“sóng tăng và sóng giảm”
“Chẳng có gì mới trên phố Wall hay trong đầu cơ
chứng khoán. Những gì xảy ra trong quá khứ sẽ lặp lại trong tương lai. Đó là bởi
bản chất con người không bao giờ thay đổi và cảm xúc con người luôn ảnh hưởng xấu
đến trí tuệ của họ” - Jesse Livermore.
Đúng vậy, đó là Bản chất của thị trường chứng
khoán, và đây là điều tôi nhắc nhiều lần trong các bản tin trước. Ở đây, TTCK được hình thành từ những
chu kỳ, và những chu kỳ này sẽ là những “nhịp tăng, nhịp giảm”, không có chu kỳ
nào tăng mãi mãi và cũng không có chu kỳ nào giảm mãi mãi.
Thị trường là những con sóng giao động không ngừng nghỉ, thị trường là nơi
vận động liên tục và là nơi bị chi phối bởi chính hành vi tâm lý của con người.
Nếu như chúng ta cùng mở biểu đồ lịch sử của VNINDEX trong suốt 20 năm qua, sẽ
đếm được rất nhiều lần sự biến động lớn nhỏ của chỉ số này.
Tôi tin chắc rằng, dù là NĐT lâu năm hay NĐT mới
đều hiểu được bản chất này của thị trường. Nhưng rồi với 4 tháng của thị trường
tăng mạnh (T4/2023 – T8/2023), kèm theo đó là sự tăng giá rất mạnh mẽ của nhiều
cổ phiếu lớn nhỏ, chính sự hưng phấn và lạc quan trong cảm xúc của phần lớn các
NĐT, đã khiến chúng ta quên đi bản chất của thị trường và phải nhận lấy sự chán
nản cùng tâm lý tiêu cực, quên đi những nguyên tắc đầu tư và chiến lược đã từng
giúp mình thành công.
Và sự sụt giảm của thị trường có tốt không? Câu
trả lời là CÓ - tôi khẳng định chắc chắn đây là điều cần thiết của VNINDEX. Hầu
như chúng ta đều thấy việc tăng giá mạnh mẽ của VNINDEX, khiến nhiều cổ phiếu
đã có mức tăng 30%, 50% hay thậm chí là 100% trong vòng 4 tháng, trong khi thật
khó để có 1 doanh nghiệp nào có tốc độ tăng trưởng kịp theo sự tăng vốn hóa mạnh
mẽ như vậy. Hay thậm chí là sự tăng điểm quá mức của VNINDEX, làm định giá của
thị trường quá cao, không thu hút dòng tiền của NĐT nước ngoài tham gia. Chính
vì vậy, sự giảm điểm, hay
điều chỉnh trong chu kỳ dài hạn của VNINDEX là điều chúng ta phải đối mặt, và
đó chính là đặc điểm của một thị trường bền vững.
II. Đừng “ngủ quên trên chiến thắng”
Như tôi trao đổi ở trên, thị trường là những sự vận
động không ngừng nghỉ, và nếu như chúng ta xem việc đầu tư trên TTCK là một
công việc nghiêm túc, kênh kiếm tiền trong dài hạn, trong tương lai, chúng ta cần
phải có một sự chuẩn bị tốt, kiểm soát sự hưng phấn khi tăng mạnh và sự sợ
hãi/chán nản khi giảm mạnh.
Thật đúng như John Templeton nói, những hoạt động
mua/bán thường xuyên (hay còn gọi là đầu cơ ngắn hạn), ngoài yếu tố phân tích
ra, những quyết định mua/bán ấy là dựa trên cảm xúc. Khi thị trường tăng giá mạnh,
việc mua đâu thắng đó – là một việc hết sức cần lưu tâm, vì TTCK chưa bao giờ dễ
dàng như vậy. Tuy nhiên, chúng ta rất dễ dẫn đến những cảm xúc hưng phấn, lạc
quan thái quá và thỏa mãn trước lợi nhuận có được, điều này làm cảm xúc dẫn dắt
những quyết định, chúng ta mất đi những nguyên tắc giao dịch, những sự phòng thủ
chắc chắn trong đầu tư.
Thay vào đó, chúng ta cần phải chuẩn bị MỘT TÂM LÝ GIAO DỊCH ỔN ĐỊNH, MỘT
PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH HIỆU QUẢ, VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THẬT TỐT. “Hãy nhớ, đầu
tư là con đường dài hơi trên TTCK, hãy hành động một cách có nguyên tắc” để
chúng ta có thể tránh được những đợt sụt giảm, lấy đi thành quả của chính mình.
III. Hãy làm chuồng, khi mất con bò đầu tiên
Dân
gian ta có câu thành ngữ "Mất bò mới lo làm chuồng" dùng để chỉ
những việc không được lo liệu, đề phòng trước, để hỏng việc rồi mới lo ứng cứu,
đề phòng. Hàm ý của câu này để khuyến khích chúng ta nên có sự chủ động hơn
trong việc chuẩn bị kỹ cho các quyết định của mình.
Hay
nói cách khác, trong đầu tư tài sản – xác định đây là con đường trường kỳ,
kênh kiếm tiền lâu dài thì sau mỗi lần hành động sai, hành động theo cảm xúc dẫn
đến “mất bò” thì chúng ta “hãy
làm chuồng” ngay lập tức để bảo vệ những “con bò” còn lại – đó là những
nguyên tắc đầu tư rõ ràng, quản trị rủi ro phù hợp với tâm lý của cá nhân.
Những
“cái chuồng” nào cần ưu tiên xây dựng cho giai đoạn này
1. Hình
thành Nguyên tắc BÁN
Theo Mark
Minervini có đưa ra Nguyên tắc BÁN cho NĐT theo phương pháp của ông. Theo đó:
(1)
Bán để chốt lợi nhuận
Một khi cổ phiêu có được mức lãi lớn gấp
nhiều lần so với mức dừng lỗ ban đầu, bạn không nên để vị thế này biến thành
khoản lỗ.
Ví dụ:
bạn đặt lệnh dừng lỗ ban đầu là 7%, nếu bạn có khoản lãi 20%, bạn không nên để
cho vị thể này mất tất cả lợi nhuận và trở thành một khoản lỗ. Để làm điều này,
bạn có thể di chuyển lệnh dừng lỗ lên tới điểm hòa vốn hoặc trở thành lệnh đừng
lỗ động (trailing stop) để khóa phần lớn lợi nhuận có được.
(2)
Bán để dừng lỗ nếu không đúng kỳ vọng
Theo
Mark Minervini chúng ta nên thiết lập lệnh dừng lỗ đầu tiên với tỷ lệ % <
khoảng lãi trung bình trong năm trước. Thông thường tối đa sẽ là 10%, trung bình sẽ trong vùng từ
5% - 7%.
Lệnh dừng
lỗ ban đầu được sử dụng khi mới mở vị thế. Một khi giá cổ phiếu tăng, lệnh dừng
lỗ được nâng lên để bảo vệ lợi nhuận.
2. Chiến
lược đi tiền theo Mô hình kim tự tháp của huyền thoại đầu tư Jesse Livermore
Trong
đầu tư, sự hưng phấn và xanh/đỏ của bảng điện tử sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và
quyết định của NĐT. Nên Jesse Livermore có đưa ra chiến lược mua giải ngân theo
từng đợt gọi là BỔ SUNG VỊ THẾ MUA THEO MÔ HÌNH KIM TỰ THÁP (chúng ta
hay gọi đó là “nhồi lệnh”). Chiến lược này sẽ giúp NĐT xây dựng một vị thế mong
muốn khi giá cổ phiếu tăng lên, và quản trị được rủi ro nếu xu thế giá không ủng
hộ.
Giả sử,
chúng ta có 100 triệu đồng trong tài khoản và Xác định được cổ phiếu muốn mua:
Bước 1: Mua 50% (50 triệu) vị thế
khi giá vừa mới vượt qua điểm mua (điểm pivot). Hãy mua gần điểm pivot nhất có
thể.
Bước 2: Khi cổ phiếu tăng 2% - 2.5% so với
giá mua ban đầu của bạn (tức cũng chỉ tầm 2%-2.5% so với điểm pivot), bạn mua 30% (30 triệu nữa) vị thế.
Như vậy, bạn đã giải ngân được 80% vị thế mong muốn.
Bước
3:
Mua 20% vị thế còn lại (20
triệu cuối) khi cổ phiếu tăng thêm 2% - 2.5% từ lần mua thứ hai, tức 5%
so với lần mua đầu tiên của bạn (và bảo đảm cổ phiếu không vượt quá xa 5% so với
điểm pivot).
0 Comments:
Đăng nhận xét